THI CÔNG KHOAN CẤY THÉP

 

Trong thi công xây dựng không thể tránh được những hạng mục phát sinh phải thi công kết cấu từ kết cấu thép bên trong. Từ những yêu cầu đó của ngành xây dựng, biện pháp thi công khoan cấy thép ra đời phục vụ toàn bộ công tác cải tạo, di dời, sửa chữa công trình cũ về các hạng mục liên quan tới cốt thép bê tông. Cụ thể như: bổ sung thêm dầm cột, cơi nới sàn nhà, ban công, bổ sung xây lắp thêm cầu thang... Công nghệ thi công khoan cấy thép cho ngày nay rất phát triển và trở nên thông dụng, nó luôn đáp ứng được việc thi công các công trình có độ khó cao. Công nghệ thi công khoan cấy thép giúp rút ngắn thời gian xây dựng, và cải thiện, khắc phục được nhiều rủi ro trong quá trình xây dựng, cơi nới. Tuy nhiên biện pháp thi công khoan cấy thép rất đa dạng, yêu cầu kỹ sư phải nắm rõ quy trình, có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, đồng thời phải tuân tuân thủ chặt chẽ quy trình xây dựng. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn biện pháp thi công khoan cấy thép đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn.

 

1. BIỆN PHÁP THI CÔNG KHOAN CẤY THÉP

- Khoan cấy thép là quá trình neo thép vào bê tông nhờ sử dụng hóa chất cấy sắt thép có độ liên kết cao, nhằm tạo ra những mối liên kết bền vững mà ko phá vỡ kết cấu của công trình. Hiện nay, đây là biện pháp neo cấy hiệu quả nhất, phạm vi ứng dụng rộng rãi từ nhà cao tầng, nhà máy lớn đến hệ thống giao thông, cầu cảng cũng như những công trình nhà ở dân dụng. 

 

 

- Hóa chất cấy thép là một loại hóa chất gồm nhiều thành phần mà khi hòa trộn với nhau sẽ phản ứng hóa học với nhau tạo thành một hợp chất đồng nhất có khả năng kết dính các thành phần tiếp xúc với nhau như: Cốt thép với bê tông, cốt thép với đá, cốt thép với tường gạch... hoặc giữa các vật liệu tấm bê tông, tấm đá... hoặc giữa bulong thép với nền bê tông, nền đá...Một số loại keo hóa chất thông dụng trên thị trường hiện nay Ramset Epcon G5, Sika Anchorfix 3001, Hilti RE 100...

 

2. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẢI THI CÔNG KHOAN CẤY THÉP

- Cấy thép chờ phục vụ công tác cải tạo, sửa đổi công trình cũ như : Bổ sung cột, dầm, mở rộng sàn, ban Công ....

- Liên kết thép mới của đài móng, dầm móng, sàn tầng hầm, dầm tầng hầm vào tường vây barrett trong trường hợp thép chờ trước bị sai lệch, bị thiếu ...

 

 

- Liên kết giữa cốt thép của cấu kiện đã hoàn thiện với cốt thép của cấu kiện mới khi không thể toàn khối, liên kết hệ giàn giáo, cốp pha biện pháp ... 

- Xử lý rủi ro trong quá trình thi công như thép gãy, thép để chờ không đúng vị trí hoặc những vị trí không thể đặt thép chờ trước trong quá trình thi công - Liên kết kết cấu thép, khung xương nhôm kính với khung nhà bê tông cốt thép trong hạng mục hoàn thiện : Thang thép, mái sảnh, mái đón, máng nước, vách nhôm kính ... 

 

3. CÁC BƯỚC THI CÔNG KHOAN CẤY THÉP

- Khoan tạo lỗ với đường kính = đường kính cốt thép +4(Với cốt thép d<20, +5 với d=20,+8 với d >22.

- Làm vệ sinh lỗ khoan: thổi bụi và làm sạch bột đá thành lỗ bằng chổi sắt hoặc nhựa.

- Bơm hóa chất từ đáy lễ tịnh tiến ra ngoài khoảng 2/3 lỗ. - Lắp đặt cốt thép: đưa cây cốt thép vào nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc, đảo chiều đến khi vào hết chiều sâu lỗ. 

 

Thi công khoan cấy thép RAMSET EPCON G5

 

Bước 1: Khoan tạo lỗ với đường kính, chiều sâu lỗ khoan theo yêu cầu của hồ sơ kỹ thuật đã duyệt.

Bước 2: Vệ sinh lỗ khoan bằng máy thổi bụi lần 1. Vệ sinh cạnh lỗ khoan bằng chổi sắt. Vệ sinh lỗ khoan bằng máy thổi bụi lần 2.

Bước 3: Bật nắp tuýp lọ hóa chất cấy thép. Lắp vòi bơm vào lọ hóa chất. Lắp vào súng bơm hóa chất.

Bước 4: Bơm xả keo ra ngoài khoảng 15ml cho đến khi hai thành phần trộn đều vào nhau ( Đối với Ramset: hợp chất màu xám – là đạt yêu cầu)

 

 

Bước 5: Đưa vòi bơm đến tận đáy lỗ khoan, vừa bơm vừa rút từ từ ra ngoài, đến lúc hóa chất chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 lỗ khoan (tùy thuộc vào loại lỗ khoan) đảm bảo khi cấy thép vào thì hóa chất điền đầy lỗ khoan.

Bước 6: Từ từ cho thanh thép (Bulong) vào lỗ khoan đồng thời xoay tròn đến tận đáy lỗ khoan và phải đảm bảo hóa chất tràn đều ra ngoài lỗ khoan.

* Chú ý: Nếu hóa chất không tràn đều ra ngoài lỗ khoan thì phải rút thanh thép (Bulong) ra để bơm bù hóa chất vào lỗ khoan như Bước 5 và thực hiện lại Bước 6.

Bước 7: Chờ hóa chất ramset G5 ngưng kết đạt cường độ yêu cầu (thời gian chờ phụ thuộc vào loại hóa chất sử dụng và nhiệt độ môi trường). Khi mối liên kết đạt cường độ yêu cầu mới thực hiện các công việc tiếp theo như: tiến hành mối nối, lắp đặt thiết bị cấu kiện, đổ bê tông ... 

- Mỗi một hạng mục thi công khoan cấy thép lại có yêu cầu về kỹ thuật cũng như lực tải nhất định, yêu cầu phải sử dụng loại thép, thanh ren hay bulong có kích thước khác nhau và loại hóa chất cấy thép Cá cường độ khác nhau. Thi công cấy thép với loại thép có đường kinh dưới 12mm: Đối với các loại thép nhỏ như Thép D6, D8, D10, D12 có thể lựa chọn sản phẩm hóa chất cấy thép Sikadur 731, Vinkems HB1 

- Đối với các loại thép từ D14, D16, D18, D20... cần thi công khoan cấy thép bằng một số loại hóa chất cấy thép như: Ramset Epcon G5, Hilti RE500, fischer 390s. Những loại này là loại hóa chất cấy thép chuyên dụng, có khả năng chịu tải, kéo nén tốt, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. 

 

4. LƯU Ý KHI THI CÔNG KHOAN CẤY THÉP

- Đối với những trường hợp khoan cấy thép để ghép dầm hoặc cột đơn vị thi công nên đục nhám bề mặt bê tông trước khi đổ bê tông. Đối với những góc cạnh có thể đục tỉa hở thép để biết vị trí cần khoan.

- Có thể sử dụng keo RAMSET EPCON G5 để thi công giúp ích như:

+ Tiết kiệm được rất nhiều thời gian thi công, các công việc khác liên quan không phải chờ lâu

+ Đảm bảo tính nguyên vẹn và khả năng chịu tải của bê tông và cốt thép như ban đầu

+ Giúp cho Công tác Cốp pha được dễ dàng thuận tiện, ít lãnh phí cốp pha 

+ Thích hợp với các phương pháp thi công hiện đại như Cốp pha bay, Cốp pha trượt... + Đặc biệt thích hợp và tiện dụng cho công trình cải tạo, sửa chữa, nối thêm các liên kết, kết cấu mới vào kết cấu cũ mà không ảnh hưởng đến khả năng chịu tải ban đầu. - Các lỗ khoan thường phải lớn hơn 3-5mm đường kính thép cần cấy vào, ví dụ đường kính cốt thép là 10mm thì đường kính lỗ khoan là 14mm, đường kính cốt thép là 12mm thì đường kính lỗ khoan là 16mm... - Thời gian khô cứng của keo kéo dài từ 2-6 giờ nên trong thời gian đó hạn chế tác động lên các cây thép đã được bôi keo và cắm vào lỗ. 

 

 Bảng định mức thi côngkhoan cấy thép bằng Ramset Epcon G5 

Zalo CÔNG TY CP XD VÀ ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TATUCO
Messenger CÔNG TY CP XD VÀ ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TATUCO
zalo
popup

Số lượng:

Tổng tiền: